Sự thật về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L3L4L5 là cụm từ thường xuyên được nhắc đến, bởi đây là những đốt sống hay dính phải khi gặp căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhưng không phải độc giả nào cũng có những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm L4-L5 hay thoát vị đĩa đệm L3-L4. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

------------------Xem nhanh thông tin bài viết-------------------

Vai trò của đốt sống L3L4L5

L3,L4,L5 lần lượt là ba vị trí nằm từ trung bình đến thấp nhất của cột sống thắt lưng. Vai trò của ba đốt sống L3,L4,L5 là kết hợp với đĩa đệm và các dây thần kinh giúp cơ thể chuyển động linh hoạt.

f:id:thoatvidiadem:20180806132117j:plain

Tuy nhiên, đây cũng là ba vị trí dễ gặp phải thoát vị đĩa đệm nhất.

Thoát vị đĩa đệm L4,L5 là gì? Thoát vị đĩa đệm L3, L4 là gì

Thoát vị đĩa đệm L4,L5 và thoát vị đĩa đệm L3,L4  là hiện tượng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở tại các vị trí này của thắt lưng. Do vị trí ở cuối thắt lưng nên các đốt sống L4,L5 dễ chịu ảnh hưởng khi có tác động mạnh hay sai tư thế, gây tác động đến cột sống.

Thông thường, khi bị thoát vị đĩa đệm vị trí này, người bệnh luôn thấy đau nhức và khó chịu, ngồi khó có thể thoải mái.

Theo khảo sát thì có đến 80% người bệnh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gặp phải ở vị trí L4,L5.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm L4L5 và L3L4

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng thoát vị đĩa đệm, có thể kể ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Đĩa đệm, cột sống bị thoái hóa

Theo thời gian, tuổi tác khiến đĩa đệm và cột sống bị thoái hóa dần không còn được chắc khỏe và dẻo dai như trước. Chỉ cần một tác động mạnh vào cột sống sẽ dễ làm đĩa đệm rách, rạn nứt, trượt khỏi vị trí ban đầu, chui vào ống sống và chèn ép vào dây thần kinh. Đặc biệt là ở vị trí cuối cột sống gây nên thoát vị đĩa đệm L4,L5.

>> Xem thêm: Bài thuốc ngâm trị đau thần kinh tọa

Lao động, vận động sai tư thế

Vận động, hoạt động, mang vác vật nặng sai tư thế; tư thế ngồi, tư thế làm việc không đúng cách gây tác động mạnh và làm tổn thương cho cột sống lưng là nguyên nhân phổ biến gây ra thoát vị đĩa đệm L4 L5.

f:id:thoatvidiadem:20180806132149j:plain

Trường hợp thay vì ngồi xuống bê từ từ vật nặng lên thì nhiều người có thói quen cúi cong lưng và nhấc vật nặng lên, điều này làm cho lực dồn hết vào cột sống và dễ gây ra tổn thương cho các đốt sống và đĩa đệm.

Một số nguyên nhân khác

  • Do chấn thương, tai nạn, va đập mạnh,
  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị mắc thoát vị đĩa đệm L4, L5 thì các con cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
  • Do các bệnh lý bẩm sinh gây ra như gai cột sống, gù, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm do các đốt sống trượt về phía trước hoặc phía sau, chèn ép vào các rễ thần kinh và gây ra đau lưng hoặc đau thần kinh tọa. Nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm chèn ép vào dễ thần kinh khiến người bệnh có cảm giác đau buốt ở cột sống, cơ đau dữ dội kéo dài có thể lan xuống chân tay, vùng mông, đùi, các chi.

>> https://thoatvidiadem.net/bai-thuoc-nam-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-tu-cay-la-lot.html

Ngón chân cái khó cử động gấp – duỗi, tê bì các chi và cảm nhận đau ở phần lưng và lan xuống vùng mông, đùi, bàn chân và mu bàn chân. Cơn đau có thể tăng lên khi có tác động vào cạnh cột sống, nơi các dây thần kinh bị chèn ép hoặc tăng lên khi ho hoặc hắt hơi.

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L4,L5

Thoát vị đĩa đệm nếu không được khám chữa kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

Teo cơ

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh khó chịu, muốn nằm im một chỗ, lười vận động; lâu dài các cơ không được hoạt động khiến chúng bị teo lại, người bệnh đi lại khó khăn, sức cơ yếu.

Rối loạn vận động

Giảm khả năng vận động cơ thể, chân tay không còn cử động linh hoạt. Một số trường hợp bị hội chứng đuôi ngựa: người bệnh bí tái, mất kiểm soát đi đi tiểu, đại tiện…

f:id:thoatvidiadem:20180806132233j:plain

Rối loạn dây thực vật

Chóng mặt ù tai, mất thăng bằng, mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt, tăng nhu động ruột, cơn hạ huyết áp, đỏ mặt đột ngột, vã mồ hôi, cơn đau ngực, cơ thể nóng lạnh bất thường.

Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì?

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L3-L4-L5

Để điều trị thoát vị đĩa đệm L4,L5 và tránh nguy cơ bị teo cơ, teo chi, bại liệt toàn thân, không thể vận động được…, bạn cần cảnh giác các dấu hiệu, triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy từng mức độ nặng nhẹ mà có thể sử dụng phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thường ít xuất hiện, các cơn đau xuất hiện từng đợt, không phải cơn đau cấp nên có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn.

Nghỉ ngơi trong một tư thế thoải mái khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn nhưng không nên nằm quá lâu.

Vật lý trị liệu: Có thể áp dụng các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng máy trị liệu… Tuy nhiên, vật lý trị liệu cũng không thể trị liệu khỏi hoàn toàn nếu không kết hợp dùng thuốc.

Các bài tập chuyên dành cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Can thiệp ngoại khoa: Phương pháp can thiệp ngoại khoa cũng có thể chữa thoát vị đĩa đệm L4,L5. Phương pháp thường áp dụng là kéo giãn, nắn chỉnh cột sống. Tiêm ngoài màng cứng bằng steroid để làm giảm các kích thích vào dây thần kinh gây đau. Tỷ lệ thành công của phương pháp này không cao và bệnh có thể bị đau tái phát ngay sau khi dừng liệu trình trị liệu.

Xem thêm thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không

Những phương pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm đau, tê nhức tạm thời, không điều trị triệt để từ căn nguyên gây bệnh nên các cơn đau có thể tái phát liên tục và bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Trên đây là những thông tin cần thiết để người bệnh nắm rõ hơn về thoát vị đĩa đệm L4,L5 và thoát vị đĩa đệm L3,L4. Hi vọng bài viết đã phần nào cung cấp thêm thông tin bổ ích cho độc giả.

 

Tác giả : Thượng tá - Bác sĩ Lưu Đức Chương

#thoái hóa cột sống

#thoatvidiadem.net 

#lưu đức chương