Phương pháp phẫu thuật mổ thoái hóa cột sống cùng chi phí thực hiện

Mổ thoái hóa cột sống thường chỉ được đề nghị sử dụng cho người bệnh khi phải gánh chịu những cơn đau nghiêm trọng, kéo dài và trong trường hợp áp dụng những phương pháp chữa trị theo hướng bảo tồn dường như không đem lại hiệu quả nữa. Mục tiêu của việc thực hiện phẫu thuật là thay đổi những cơ chế cơ bản ở cột sống gây ra đau, ví dụ như là chuyển động vi mô, viêm khớp hoặc là căng cơ.

-------------Mục lục---------------

Khi nào cần phải tiến hành phẫu thuật

Phẫu thuật thoái hóa cột sống là phương pháp cuối cùng của người bệnh khi mà những cách thức chữa bệnh theo hình thức bảo tồn không còn phát huy tác dụng nữa. Khi mà bạn phải chịu đựng những cơn đau kéo dài với cường độ mạnh gây ra. Lúc này phẫu thuật, mổ thoái hóa cột sống là biện pháp duy nhất để giảm thiểu cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống

>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì

Những trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật thoái hóa cột sống

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng lên dây thần kinh tọa, làm cho tay chân trở nên tê, yếu, thậm chí là bị teo cơ…
  • Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép lên ống sống, tủy sống
  • Cơn đau dai dẳng kéo dài, điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không đạt được kết quả.
  • Cột sống biến dạng
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Thoái hóa cột sống dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm, chèn ép lên rễ dây thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động,...
  • Hẹp ống sống,...

Mổ thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không

Trên thực tế, phẫu thuật thoái hóa cột sống chỉ được áp dụng khi người bệnh không còn sự lựa chọn nào khác, bởi vì đây không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối 100% mà nó cũng tồn tại nhiều hệ quả nguy hiểm như:

  • Có nguy cơ tái phát: Thoái hóa cột sống chính là tình trạng già đi của xương khớp, đây là quy luật tất yếu của tự nhiên. Vì thế, không có cách nào có thể chữa khỏi hẳn được bệnh. Đặc biệt là với phẫu thuật, nếu như thành công thì sau khoảng 1 – 3 năm bệnh vẫn có khả năng tái phát, đau nhức xuất hiện trở lại, đôi khi còn trầm trọng hơn.
  • Nguy cơ thất bại cao: Khi tiến hành mổ thoái hóa đốt sống cũng đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải chấp nhận rủi ro, thất bại. Bởi vì mổ cột sống là ca phẫu thuật rất phức tạp, tốn thời gian, chi phí và có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng, cũng như là hệ thần kinh xung quanh.
  • Để lại nhiều biến chứng: Phần lớn các trường hợp cần phải mổ thoái hóa cột sống là những người đã có tuổi, có tình trạng thoái hóa cột sống nặng. Chính vì thế rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật như gây khó thở, suy tim, suy hô hấp, dễ dẫn đến đột quỵ.

2 phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến

Phẫu thuật cột sống là phương pháp chữa thoái hóa nhanh và phổ biến nhất được sử dụng để làm giảm những cơn đau dai dẳng cho người bệnh khi mà việc sử dụng thuốc không còn đem lại hiệu quả. Trong những trở lại đây, việc thay thế đốt sống, đĩa đệm nhân tạo đã dần được phổ biến hơn khi áp dụng các trang thiết bị y học hiện đại, tiên tiến cùng với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của các bác sĩ.

>> https://thoatvidiadem.net/bai-tap-the-duc-chua-thoai-hoa-dot-song-lung.html

Hai phương pháp thường được dùng phổ biến hiện nay đó là:

Dung hợp cột sống
  • Sau khi gây tê, một vết mổ được tiến hành để tiếp cận vào cột sống. Vết rạch thường được thực hiện ở phía trước cổ. Đối với châm hạch thắt lưng , một vết rạch có thể được làm ở mặt sau, phía trước hoặc hai bên của cơ thể.
  • Các cơ bao xung quanh cột sống bị cắt hoặc đẩy hết sang hai bên để lấy đường đi vào cột sống.
  • Đốt sống bị thoái hóa được tách ra khỏi vùng cột sống.
  • Lúc này tiến hành cấy các dụng cụ vào không gian cột sống để ổn định đoạn xương sống và kích thích sự phát triển xương.
  • Các cơ xương sống được thay thế hoặc được gắn lại, và chỗ rạch cũng được khâu lại.
  • Phẫu thuật dung hợp để tạo ra cơ chế cho sự phát triển của xương. Vì thế, quá trình hồi phục từ biện pháp phẫu thuật này có thể kéo dài lên đến một năm, mặc dù phần lớn người bệnh đều có thể hoạt động trở lại thường xuyên chỉ trong sáu tuần.

Sau phẫu thuật mổ thoái hóa cột sống, người bệnh được khuyên khích nên sử dụng một nẹp lưng hoặc ở cổ để giữ cho cột sống được ổn định và giảm thiểu các chuyển động gây ra sự đau đớn có thể làm suy yếu đi trong quá trình hồi phục. Ngoài ra, tập các bài tập vật lý trị liệu cũng rất tốt cho cột sống, và thuốc giảm đau thường được chỉ định để giảm nhanh các cơn đau do phẫu thuật gây ra.

>> Bài thuốc ngâm rượu trị đau thần kinh tọa

Thay thế đĩa đệm nhân tạo
  • Thoái hóa cột sống có thể điều trị hoặc được loại bỏ một cách đáng kể bằng phương pháp cấy ghép một thiết bị gần giống với chức năng tự nhiên của đĩa đệm cột sống, phương pháp đó gọi là thay thế đĩa đệm nhân tạo.
  • Không giống như là sự kết hợp tủy sống, phương pháp nhằm mục đích để duy trì chuyển động ở phía sau cột sống sau khi được phẫu thuật.
  • Các đĩa đệm nhân tạo thường làm bằng kim loại hoặc có thể là nhựa.
  • Thời gian phục hồi của phương pháp này có thể mất đến 6 tháng.

Chi phí mổ thoái hóa cột sống

Khi chọn lựa những phương pháp mổ thoái hóa cột sống, thì điều mà người bệnh quan tâm nhất đó là chi phí cần phải chi trả cho mỗi ca mổ. Vì không phải ai cũng có thể đủ điều kiện để chi trả cho ca phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống.

>>>Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì

  • Thông thường, chi phí cho một ca phẫu thuật thoái hóa cột sống dao động trong khoảng từ 15 -20 triêu. Tuy nhiên, giá thành này còn tùy thuộc vào cơ sở, trang thiết bị của từng bệnh viện và chi phí tẩm bổ cho bệnh nhân.
  • Tùy theo phương pháp khác nhau mà bác sĩ chỉ định, thì thời gian người bệnh nằm tĩnh dưỡng tại bệnh viện khác nhau dẫn đến chi phí phát sinh sau mổ cũng khác nhau.

Bài viết trên đã sơ lược cho các bạn đọc biết qua các thông tin cần thiết cho người bệnh khi lựa chọn phương pháp mổ thoái hóa cột sống để điều trị. Qua đó, người bệnh cần sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lựa chọn phương pháp này.

 

Tác giả : Thượng tá - Bác sĩ Lưu Đức Chương

#thoái hóa cột sống

#thoatvidiadem.net 

#lưu đức chương