Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải hết sức lưu ý những điều sau

Trong điều tri, việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là vô cùng quan trọng để giúp cho bệnh nhân có thể sớm hồi phục lại sức khỏe. Tuy nhiên kế hoạch chăm sóc đó không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây sẽ là những lời khuyên bổ ích dành cho bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

---------Thông tin có trong bài viết----------

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm khi không được điều trị kịp thời

f:id:thoatvidiadem:20180817174809j:plain

Thoát vị đĩa đệm - Bệnh lý về cơ xương khớp gặp ở hầu hết người cao tuổi, người thường xuyên phải lao động chân tay nặng nhọc hoặc những người đang phải chịu những chấn thương về cột sống. Lúc này, nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát vị, lệch khỏi vị trí vốn có của nó, chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra đau nhức khó chịu, bên cạnh đó tình trạng này còn có thể làm cho cột sống bị cong vẹo, biến dạng và phát sinh nhiều biến chứng khác.

Trong các biến chứng mà thoát vị đĩa đệm có thể gây ra thì 3 biến chứng sau được cho là có tác động nặng nề nhất cho người bệnh, khiến sức khỏe và cả chất lượng sinh hoạt bị giảm sút đáng kể.

  • Hạn chế khả năng vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm, ngoài việc phải thường xuyên gánh chịu những cơn đau nhức, bệnh nhân còn bị hạn chế rất lớn về khả năng vận động trong những động tác rất thường ngày của mình. Cụ thể, một số động tác như cúi người, gập lưng, vặn mình, đi nhanh, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, nằm sấp, nằm nghiêng một bên, nằm trên võng,… đều gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện
  • Teo cơ, biến dạng khớp: Thoát vị đĩa đệm còn khiến cơ và các chi bị tê liệt, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng cơ – khớp bị co cứng và biến dạng, nguyên nhân là do lượng máu lưu thông không đủ, bị hạn chế khi các dây thần kinh bị chèn ép. Vấn đề này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh.
  • Nguy cơ tàn phế suốt đời: Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, tạo nên sụ chèn ép lên rễ dây thần kinh lâu ngày, nếu tình trạng không kịp thời khắc phục sẽ khiến cho máu ngừng lưu thông, không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đi để nuôi tế bào, từ đó mất cảm giác, tê liệt và tàn phế suốt đời.

Ngoài ra, còn một số những biến chứng khác như tê bì chân tay, rối loạn cảm giác, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn, xương cột sống cong vẹo,...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

f:id:thoatvidiadem:20180817174846j:plain

Thoát vị đĩa đệm là một trong nhiều bệnh lý về xương khớp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của bệnh nhân. Chính vì thế, ngoài việc sử dụng những biện pháp điều trị ra thì việc chăm sóc cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi. Muốn chăm sóc tốt được cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, bạn phải lưu ý đến những vấn đề sau:

Trong thời gian nằm viện

Bên cạnh việc tuân theo chế độ điều trị bác sĩ, người thân chăm sóc cho bệnh nhân cần phải theo dõi cẩn thận sự tiến triển của bệnh. Qua đó quan sát và phát hiện được những dấu hiệu bất thường để báo ngay cho các bác sĩ điều trị
Trong giai đoạn nằm viện này, người chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng nên thường xuyên nói chuyện, trao đổi với bệnh nhân để giúp tinh thần của họ được thoải mái, an tâm hơn vào quá trình điều trị. Tinh thần có được sự thoải mái, lạc quan thì mới đạt hiệu quả tốt trong chữa trị.

Sau khi xuất viện

Sau khi được xuất viện, người chăm sóc cũng nên theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của họ. Bệnh nhân cũng nên tập vật lý trị liệu tại giai đoạn này. Người chăm sóc sẽ hỗ trợ, hướng dẫn tập cho người bệnh, giúp họ lạc quan hơn để chống chọi với bệnh tật.

>> https://thoatvidiadem.net/dai-lung-thoat-vi-dia-dem.html

Đây là giai đoạn rất quan trọng mà người chăm sóc chú ý. Nếu quá trình tập luyện sau khi được xuất viện đạt kết quả tốt thì tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh 

Chế độ dinh dưỡng

Trong suốt quãng thời gian điều trị, người chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, đặc biệt là các nhóm thực phẩm:

  • Giàu canxi: phổ biến nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau củ xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoong; Một số loại đậu như đậu phụng, đậu Hà Lan, đậu đen, hay các loại cá như cá mòi, cá hồi,...Canxi từ những nguồn này là rất cần thiết cho cơ thể bệnh nhân trong để có thể tái tạo, phục hồi các tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Giàu vitamin D: Vitamin D cũng rất quan trọng trong việc hấp thu và chuyển hóa canxi cho bệnh nhân, giúp bảo vệ vững chắc khung xương.
  • Giàu Glucosamine và Chondroitin: Đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo sụn khớp. Bạn có thể dùng các loại xương ống, sụn, sườn của bò, dê để vì nó là nguồn cung Glucosamine và Chondroitin dồi dào

Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng nên kết hợp với đủ các loại thực phẩm khác.

Giữ bệnh nhân tránh xa chất kích thích

f:id:thoatvidiadem:20180817174939j:plain

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà còn khiến cho người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng xấu trong việc điều trị. Vì thế người chăm sóc phải giữ bệnh nhân tránh xa những chất kích thích đó

Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể của bệnh nhân

Trọng lượng cơ thể có ảnh hưởng đáng kể đối với những người mắc bệnh về xương khớp. Những người thừa cân sẽ khiến cho cột sống luôn phải chống đỡ thêm một lực trong suốt thời gian dài, làm giảm sức khỏe của xương khớp, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Ngoài ra, vấn đề thừa cân này còn khiến cho bệnh tình dễ tái phát trở lại, quá trình điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. 

Quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm luôn đòi hỏi thời gian dài, kiên trì chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Bên cạnh đó, người chăm sóc cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cần chú ý cập nhật thêm kiến thức cần thiết về bệnh để việc điều trị đạt được kết quả như mong đợi. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.

 

Tác giả : PGS - Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa

#thoát vị đĩa đệm

#thoatvidiadem.net 

#nguyễn trọng nghĩa